Tìm hiểu về những kỹ năng Yahoo Messenger!

Cuối cùng hãy luôn tâm niệm một điều là : nếu cơ hội mới giúp bạn tiến gần hơn đến các mục tiêu, còn chần chờ gì mà không dang tay đón nhận. Tuy nhiên, trước khi đưa ra một quyết định quan trọng, bạn cần phải tự đánh giá một cách thành thực về sự phù hợp giữa lời đề nghị từ nhà tuyển dụng và kế hoạch nghề nghiệp của bản thân.

Yahoo Tìm hiểu về những kỹ năng Yahoo Messenger!

Có những công việc trong công sở, không sử dụng YM! () không được. Nhưng nếu “làm gai mắt” mọi người bằng những avarta nhí nhảnh, status cảm xúc trong suốt giờ làm thì cũng dễ gây rắc rối và khó chịu.
Cùng chia sẻ với các “lính văn phòng” xem cách họ dùng YM! ra sao cho hiệu quả mà không mang tiếng buôn việc riêng trong giờ làm việc.

1. Tào Thanh Nga, nhân viên Công ty quảng cáo Sông Xanh: Quan niệm về chat chit trong văn phòng mỗi người mỗi khác. Bạn nên lập một nick riêng dành cho công việc, để add các đồng nghiệp nghiêm túc và các khách hàng khó tính. Có thể đặt nick ngắn gọn, dễ nhớ, không có nhiều số rườm rà, để đối tác nhìn vào đó là nhớ ngay ra bạn.

Những nick thời còn “trai trẻ” như “deptraidatinh” hay “girlonline” nên cho vào quá khứ. Hoặc có thể dùng song song 2 nick, một cho công việc và một cho bạn bè thân thiết.

2. Vũ Lệ Phúc, nhân viên PR công ty chứng khoán: Tôi thường tận dụng hết các tiện ích của công cụ chat, ví dụ như ghi chú đầy đủ luôn thông tin cá nhân đi kèm các nick để sau này tiện liên lạc.

Có những người luôn để tình trạng invisible, theo tôi như vậy không hay. Tôi thường để nick sáng để mọi người cảm nhận sự có mặt của mình, tuy nhiên thông báo rõ tình trạng “busy”, “out for lunch” hoặc “not at my desk” và thông báo lịch làm việc lên status để không bị làm phiền hoặc được bạn bè hỗ trợ, cho những gợi ý hay ho khi gặp khó khăn.

3. Phạm Mỹ Hạnh, BTV truyền hình: Với những người thường xuyên trò chuyện với đối tác qua công cụ chat, việc đặt status là cả một nghệ thuật. Những status quá cá nhân, thuộc về đời sống riêng không nên dùng trong trường hợp này. Nó chỉ khiến mọi người ồn ào vào hỏi thăm với những câu hỏi y chang nhau, trả lời rất mất thời gian, không trả lời thì mất lòng.

Tôi nghĩ những status vui vẻ, lạc quan kiểu “I’m so happy”, pha chút dí dỏm dễ tạo ấn tượng, đôi khi khiến người khác có cảm hứng muốn trò chuyện với mình. Tôi luôn cố gắng để những tấm ảnh cá nhân tươi cười, thân thiện nhất lên avarta để mọi người có cảm giác đang trò chuyện thực sự. Tôi không bao giờ để những hình quá chung chung hoặc theo trường phái “kinh dị”.

Lời đề nghị đầu tiên từ nhà tuyển dụng

Khi bạn đang thất nghiệp, không hài lòng với công việc hiện tại hay mong muốn thay đổi nghề nghiệp, một lời đề nghị từ nhà tuyển dụng- thậm chí đây không phải là điều bạn thực sự mong muốn- cũng trở nên quá cám dỗ. Vậy, bạn nên hành động ra sao trong tình huống này?

 Một lời đề nghị nhận việc có thể mang lại sự an tâm, tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng tan biến nếu vị trí mới không phù hợp với bạn. Bạn sẽ lại loay hoay tìm công việc mới. Ngoài ra, những quyết định nghề nghiệp dễ dãi như thế có thể làm giảm lòng tự trọng và trệch hướng sự nghiệp của bạn.

 Đây chính là lý do buộc bạn phải suy nghĩ thật nghiêm túc trước khi quyết định chấp nhận lời đề nghị đầu tiên hay chờ đợi lời đề nghị khác tốt hơn. Hướng dẫn sau sẽ giúp bạn thực hiện quá trình ra quyết định hiệu quả hơn.

Đánh giá các lực chọn

 Trước khi quyết định, hãy làm theo 4 bước dưới đây đế nhận biết chính xác về tình huống của bạn.

  1.  Xem xét các động cơ: Vì sao bạn quyết định thay đổi công việc? Hãy xác định những điều bạn muốn làm và không muốn làm trong sự nghiệp của mình.
  2. Xác định công việc mục tiêu: Công việc này phải có các đặc điểm gì? Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi ra sao khi tiếp nhận nó? Sự thay đổi này quan trọng thế nào đối với bạn?
  3.  Đánh giá lời đề nghị với các tiêu chuẩn và tình trạng hiện tại của bạn: So sánh lời đề nghị với những điều bạn xem là quan trọng với chính mình? Áp lực tài chính? Tính thực tiễn của mục tiêu? Tính đúng đắn của quyết định? 
  4. Nếu bạn là một nhà tuyển dụng thì những thông tin về những Người Tìm ViệcNgười Tìm Việc 24h sẽ giúp bạn tìm cho mình những viên ngọc sáng giá!
  5.  
  • Phân tích một cách khách quan các cơ hội: Bạn có thực sự muốn làm việc cho công ty không? Bạn có thể thành công trong công việc không? Văn hoá công ty có phù hợp với bạn không?

Chấp nhận lời đề nghị?

 Bạn nên cân nhắc việc chấp nhận lời đề nghị khi:

 Tình hình gia đình và tài chính đòi hỏi phải hành động như thế và bạn có rất ít sự lựa chọn

  • Bạn nghi ngờ vào tính hiệu quả của bản thân khi tìm kiếm công việc
  • Bạn có thể học tập các kinh nghiệm mới và tiến gần hơn đến các mục tiêu
  • Bạn tự tin vào thành công sẽ đạt được cũng như các cơ hội phát triển trong một công ty hay lãnh vực mới đầy hứa hẹn.

Bạn nên cân nhắc từ chối lời đề nghị khi:

  • Bạn có đủ khả năng tài chính đề kéo dài thời gian tìm việc
  • Bạn tự tin vào kế hoạch tìm kiếm công việc và cho rằng đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi đạt đến công việc mục tiêu.
  • Lời đề nghị yêu cầu bạn phải làm việc trong một môi trường có thể gây tổn hại đến tình cảm, thể chất và tài chính của bản thân.
  • Bạn cảm thấy không phù hợp với công việc hay các giá trị của công ty. Nếu bạn bỏ qua điều này, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc trong công việc.

Vẫn còn băn khoăn?

Thậm chí khi đã thực hiện quá trình phân tích trên, bạn vẫn không thể có được câu trả lời rõ ràng. Trong trường hợp này, hãy nhìn vào những mặc tích cực hay tiêu cực của vị trí mới. Có khía cạnh nào trong công việc khiến bạn không thể làm việc lâu dài không ? Ví dụ như: môi trường làm việc quá căng thẳng hay các nhiệm vụ bạn không yêu thích? Hay những thuận lợi quá tốt đến nỗi không thể khước từ như làm việc trong một công ty đang phát triển mạnh mẽ?

Bạn có thể hỏi thăm ý kiến của người khác, tuy nhiên hãy lắng nghe tiếng nói từ trái tim bạn. Dù không thể có được câu trả lời đúng nhất hay quyết định ra sao đi nữa, hãy luôn đón nhận vấn đề ở cả 2 mặt tốt và xấu.

Cuối cùng hãy luôn tâm niệm một điều là : nếu cơ hội mới giúp bạn tiến gần hơn đến các mục tiêu, còn chần chờ gì mà không dang tay đón nhận. Tuy nhiên, trước khi đưa ra một quyết định quan trọng, bạn cần phải tự đánh giá một cách thành thực về sự phù hợp giữa lời đề nghị từ nhà tuyển dụng và kế hoạch nghề nghiệp của bản thân.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>